Mã SP: 000989080717
Xuất xứ: Germany
Nhập khẩu chính hãng
Đúng phẩm cấp chất lượng theo xe
Đảm bảo an toàn cực cao
Dầu (nhớt) phanh xe Mercedes C180K WDB203 có chức năng chủ yếu ngoài việc bôi trơn và bao kín ra thì phải đảm bảo tính năng truyền lực. Dầu phanh là chất lỏng không chịu nén nên nó có khả năng truyền lực tác động trên bàn đạp phanh đến các bộ phận của hệ thống phanh, tạo nên lực phanh hãm bánh xe chuyển động.
Đặc điểm của dầu (nhớt) phanh xe Mercedes
Là sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp bằng chuyển phát nhanh quốc tế. Dầu phanh xe C180K WDB203 đảm bảo tính năng có tác dụng bôi trơn hoàn hảo đảm bảo tính năng truyền lực giúp các chi tiết trên hệ thống phanh xe hoạt động ổn định ăn khớp với nhau.
Dầu (nhớt) phanh xe C180K WDB203 chính hãng
Được thiết kế với tính năng đảm bảo tính truyền lực tạo nên lực phanh hãm bánh xe chuyển động đảm bảo đúng phẩm cấp theo xe giúp xe của bạn vận hành tốt, yên tâm khi sử dụng. Nhớt phanh xe ô tô mang lại giá trị sử dụng và hiệu quả cao trong khi sử dụng.
Làm thế nào để giữ hệ thống phanh bền hơn?
Thói quen lái xe và việc kiểm tra bảo dưỡng phanh định kỳ chính là 2 yếu tố quan trọng nhất giúp tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh, tiết kiệm túi tiền và giữ an toàn tối đa cho bạn và gia đình:
- Thói quen lái xe: Không nên phanh đột ngột và quá nhiều, điều này khiến má phanh mòn nhanh và làm đĩa phanh gồ ghề. Bạn nên giữ khoảng cách với xe đằng trước và giảm tốc dần dần thay vì phanh đột ngột.
- Ghi nhớ lịch kiểm tra và bảo dưỡng phanh định kỳ, đặc biệt luôn kiểm tra mức dầu phanh không để thiếu là điều vô cùng quan trọng. Nếu bạn hay đi cung đường sỏi đá, gồ ghề thì phải đi kiểm tra phanh thường xuyên hơn vì sỏi đá găm vào hệ thống phanh lâu ngày sẽ làm giảm tuổi thọ và hiệu suất phanh.
Khi nào tôi cần đi bảo dưỡng phanh?
Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh định kỳ mỗi 10.000km hoặc 6 tháng/lần, trước và sau mỗi chuyến đi dài sẽ tiết kiệm và an toàn hơn nhiều so với việc sửa chữa và thay thế.
Đừng chủ quan khi thay dầu phanh
Việc kiểm tra và thay dầu định kỳ là điều tối quan trọng đối với hệ thống phanh thủy lực trên xe hơi.
Dầu phanh là một dạng chất lỏng không có khả năng chịu nén, được sử dụng trong hệ thống phanh thủy lực của ôtô. Dầu phanh có các đặc tính vật lý hoàn toàn khác với các loại dung dịch khác trên xe như dầu động cơ, dầu trợ lực lái, nước làm mát, nước rửa kính, nổi bật là khả năng truyền lực, nhiệt độ sôi rất cao và tính háo nước.
Trên các dòng xe du lịch ở Việt Nam hiện nay, dầu phanh thường có 3 loại là DOT 3, DOT 4 và DOT 5. Hiện nay, loại DOT 3 và DOT 4 được sử dụng phổ biến và chúng có đặc tính háo nước, còn DOT 5 thì không có tính háo nước.
Bình thường dầu phanh không bị hao hụt nên không cần bổ sung thường xuyên, trừ khi hệ thống phanh gặp phải các vấn đề như mức dầu xuống thấp; dầu bị nhiễm không khí hoặc nước.
Dầu xuống thấp
Nên dùng dầu có chỉ số DOT có ghi trên nắp bình dầu phanh để tránh việc tác dụng lẫn nhau tạo cặn và các chất ăn mòn trong dầu
Mở ca-pô và quan sát bình dầu phanh. Bình này có 2 vạch: vạch trên ghi chữ “fill to”, “full”, hoặc “maximum”; vạch dưới ghi chữ “add” hoặc “minimum”.
Khi gặp tình trạng này, bạn cần kiểm tra có sự rò rỉ chỗ nào đó trên hệ thống phanh hay không. Tuy nhiên, đại đa số các trường hợp, nguyên nhân là do má phanh hoặc đĩa phanh đã quá mòn và có thể kèm theo dấu hiệu là đèn báo phanh sáng trên bảng đồng hồ. Nếu chưa có điều kiện, bạn có thể bổ sung dầu nhưng phải hút bớt đi khi thay má hoặc đĩa phanh mới.
Một số dòng xe đời mới, trên bình dầu phanh có gắn cảm biến mức dầu. Khi dầu xuống dưới mức thấp đèn báo hiệu sẽ nổi trên táp-lô.
Dầu phanh lẫn nước/không khí
Ðó là nguyên nhân đằng sau hiện tượng mất phanh, đạp phanh rất nhẹ và kịch sàn nhưng phanh không ăn. Ðang lái xe mà gặp trường hợp này, bạn phải đạp nhồi (đạp nhả liên tục) để giúp cho xe đứng lại, và phải tìm cách “xả air”. Vậy khí trong đường ống ở đâu ra?
Khi mới, về lý tưởng, hệ thống phanh có thể coi là kín tuyệt đối. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, khả năng bao kín tuyệt đối không được duy trì lâu, nước có thể thẩm thấu qua các gioăng, ống cao su (tuy-ô) làm giảm nhiệt độ sôi của dầu. Khi rà phanh nhiều khiến dầu bị bốc hơi, tạo thành các bọt khí ngay trong đường ống
uy nhiên, những đoạn ống tuy-ô nối với càng phanh ở bánh xe vẫn bằng cao su nên lâu dần nước vẫn có thể xâm nhập
Ngoài ra, khi má phanh đã bị mòn, dầu không bị hao hụt nhưng xuống thấp dần, khoảng trống trong bình dầu phanh tăng lên. Lúc mở nắp, không khí sẽ lấp đầy khoảng trống đó và có thể lên lỏi vào trong hệ thống.
Khi tình trạng cần phanh đạp rất nhẹ và không ăn, chúng ta phải mang xe đi “xả air”. Nếu có đủ dụng cụ và một chút hiểu biết, bạn cũng có thể tự làm tại nhà mình.
Nhiều trường hợp, pít-tông, xy-lanh phanh bị ăn rỗ, các gioăng cao su bị nở thì nguyên nhân bắt nguồn từ việc dầu phanh lẫn nước, chúng kết hợp và tạo ra các chất ăn mòn mạnh phá hủy các chi tiết trong hệ thống và có thể tạo nhũ làm tắc các van dầu.
Lưu ý sử dụng
- Thay định kỳ 40.000km hoặc từ 2-3 năm theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Dầu phanh có tính tẩy sơn mạnh, vì vậy không để vương dầu phanh lên vỏ xe.
- Tuyệt đối không bổ sung dầu phanh nếu không chắc chắn loại dầu đang được sử dụng.
- Tốt nhất là nên sử dụng đúng loại dầu phanh được nhà sản xuất khuyến cáo.
- Không sử dụng dầu DOT 5 cho những xe dùng dầu phanh DOT 3 hoặc DOT 4.
- Có thể dùng dầu DOT 4 cho hệ thống phanh dùng dầu DOT 3 nhưng không nên làm ngược lại.
- Dầu trong lọ đã mở ra thì sau thời gian quá lâu không dùng tới (thường hơn 1 năm) thì không nên dùng tiếp.