Chế độ Limp là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Date 07/11/2024

Limp home là chế độ được thiết lập để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro thiệt hại khi có vấn đề xảy ra với chiếc xe của bạn. Hãy cùng tìm hiểu về nó để có những quyết định xử lý phù hợp nhất.

Khi bạn lái xe trên đường, mọi thứ hoạt động bình thường thì các đèn cảnh báo không hiện lên. Nhưng khi hộp số có vấn đề, đèn check hiện lên cảnh báo cho bạn biết chiếc xe của bạn đang gặp sự cố đồng thời hộp số sẽ kích hoạt gài cố định vị trí bánh răng thứ hai hoặc thứ ba để đảm bảo tốc độ nằm trong giới hạn cho phép, tránh những hư hỏng nặng hơn.

Khi đó bạn cần phải nhanh chóng đưa chiếc xe của bạn đến trạm sửa chữa để vấn đề được chẩn đoán và sửa chữa.

Tất nhiên trong đầu bạn sẽ hiện ra những câu hỏi như tại sao vấn đề này lại xảy ra? Nó có nghiêm trọng lắm không? Chí phí sữa chữa nó là bao nhiêu? Chúng ta hãy lần lượt trả lời từng câu hỏi một.

Nguyên nhân dẫn đến chế độ Limp là gì?

Kể từ đầu những năm 1980, máy tính đã được áp dụng để kiểm soát và điều khiển các hệ thống trên ô tô. Đầu tiên máy tính được áp dụng để kiểm soát khí thải và mức tiêu thụ nhiên liệu. Nhưng dần dần, nhiều hệ thống được kiểm soát bằng máy tính như hệ thống phanh ABS, túi khí, điều hòa …

Ngày nay, hầu hết các hệ thống đều được vận hành bởi máy tính. Bộ cảm biến tốc độ cung cấp tín hiệu đầu vào để điều khiển hệ thống ABS, hệ thống nhiên liệu và hoạt động hộp số. Cảm biến áp suất khí nạp và cảm biến vị trí bàn đạp chân ga cung cấp thông tin về tải trọng động cơ để điều chỉnh vị trí ăn khớp các cặp bánh răng phù hợp với điều kiện hoạt động xe.

“Fail code” hay “Limp home” xuất hiện khi có vấn đề về lô gic với hệ thống máy tính của xe. Khi các tín hiệu từ cảm biến gửi về máy tính không nằm trong phạm vi cho phép của nhà sản xuất đã định sẵn, máy tính sẽ chuyển sang chế độ “thứ cấp” đã cài đặt để đảm bảo tránh những thiệt hại có thể xảy ra.

Các biện pháp thực hiện trong quá trình hoạt động thứ cấp sẽ phụ thuộc vào giá trị chênh lệch và cài đặt của nhà sản xuất. Nó thể phản ứng khác nhau nếu các giá trị cao hơn hoặc thấp hơn giá trị cho phép.

Các hành động bảo vệ của chế độ Limp home

Nếu giá trị tín hiệu không vượt quá xa giới hạn cho phép để xác định một lỗi cơ khí, điều đầu tiên để đảm bảo an toàn máy tính sẽ bật đèn cảnh báo để thông báo cho bạn kiểm tra bằng cách sử dụng máy chẩn đoán xác định các mã lỗi. Các mã lỗi có thể thông báo rằng một cảm biến đang báo giá trị sai lệch hay đang có hư hỏng với cảm biến nào đấy. Nếu đèn check không nổi lại sau khi bạn xóa lỗi thì có thể chỉ là lỗi do kết nối lỏng lẻo bởi các dây dẫn nhưng cũng có thể là nghiêm trọng hơn. Chức năng quan trọng thường không bị ảnh hưởng bởi vấn đề này nhưng về lâu dài nó có thể ảnh hưởng tới hiệu suất và suất tiêu hao nhiên liệu của xe.

Nếu các cảm biến quan trọng đang gửi về tín hiệu sai lệch quá phạm vi cho phép, một chế độ cảnh báo thứ cấp được kích hoạt. Máy tính sẽ ngắt các van điện từ và chỉ cho phép sự ăn khớp với cặp bánh răng thứ hai hoặc thứ ba. Đồng thời áp suất dầu sẽ được duy trì ở mức cao để bảo vệ các bánh răng và ly hợp không bị hỏng. Các tín hiệu được thiết lập thêm để tránh trường hợp ly hợp bị trượt một cách nguy hiểm.

Tất cả những thay đổi này do chế độ Limp thiết lập. Thay vì để chiếc xe của bạn ở ngoài đường, nó sẽ cho phép chiếc xe của bạn được từ từ về nhà hoặc trung tâm dịch vụ gần nhất để sửa chữa, đồng thời giảm nguy cơ thiệt hại.

Thí dụ

Ví dụ một trong những tình huống có thể dẫn đến tình trạng hộp số hoạt động ở chế độ tương tự Limp home (được gọi là Limp mode) dây dẫn nối với hộp số bị hỏng hoặc tách ra. Máy tính sẽ mất liên lạc với hộp số, và kể từ thời điểm dây dẫn bị tách ra, lệnh điều khiển từ máy tính sẽ không tới được hộp số và không thể điều khiển hộp số. Tuy nhiên, không có điện cung cấp cho các van điện từ, áp suất dầu được thiết lập sao cho hộp số được cài ở bánh răng thứ 2 hoặc thứ 3, tương tự như chế độ Limp home.

Làm thế nào để máy tính xác định cảm biến hư hỏng?

Ví dụ máy tính xác định và phân tích tín hiệu cảm biến vị trí bướm ga và cảm biến vị trí bàn đạp chân ga so sánh với tín hiệu từ các cảm biến khác như cảm biến tốc độ xe. Qua đó phân tích và xác định các tín hiệu bất thường và phát đi tín hiệu tới hộp số thiết lập chế độ bảo vệ và kích hoạt đèn kiểm tra. Mỗi tín hiệu máy tính nhận được không hẳn đã là lỗi, nhưng khi phân tích cùng với các tín hiệu đầu ra của các cảm biến khác, nó có thể dễ dàng xác định được nếu có vấn đề.

Mỗi mã lỗi được nhận định và ghi lại bằng máy tính. Thợ sửa chữa có thể sử dụng công cụ chẩn đoán và quét được các mã lỗi, qua đó tra với bảng mã lỗi của nhà sản xuất để tìm thông tin về vị trí, sơ đồ mạch điện và hướng dẫn sửa chữa nếu có. Máy đọc lỗi hiện nay còn tích hợp sẵn nhiều công cụ hỗ trợ với chức năng đa dạng, không đơn giản chỉ là máy đọc lỗi.

Ví dụ máy quét lỗi báo lỗi “36” với dòng xe Toyota, tra bảng mã lỗi báo đang có vấn đề với cảm biến ABS. Giá trị cảm biến gửi về có thể không chính xác hoặc mất tín hiệu và được máy tính ghi lại và bật đèn check báo người lái xe kiểm tra.

Bạn nên thường xuyên kiểm tra xe của mình bằng cách sử dụng công cụ chẩn đoán mỗi khi đèn check sáng. Đa phần các gara đều có thể thực hiện được công việc này.

Bạn lên làm gì?

Nếu hộp số của bạn có vấn đề và đi vào chế độ Limp Home, bạn nên kiểm tra càng sớm càng tốt. Dưới đây là những công việc bạn nên làm:

 – Trước tiên đừng hoảng sợ! Chế độ Limp Home giúp bạn hạn chế được nhưng thiệt hại có thể xảy ra và vẫn cho phép bạn lái xe về nhà hoặc đến trung tâm dịch vụ gần nhất.

 – Nếu có thể, hãy lái xe trực tiếp đến trung tâm dịch vụ.

 – Nếu không hãy lái xe về nhà và gọi trung tâm dịch vụ đến kéo chiếc xe của bạn.

 – Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi lái xe ở tốc độ hạn chế hoặc không cảm thấy an toàn, hãy gọi trung tâm cứu hộ để kéo xe của bạn về gara.

 – Chúng tôi khuyên bạn không nên lái xe khi ở chế độ Limp Home vì nó không an toàn và có thể gây thêm thiệt hại cho xe của bạn.

Những câu hỏi bạn nên nghĩ tới?

Khi chiếc xe của bạn đã an toàn nằm ở trung tâm sửa chữa. Đã đến lúc bạn nên đặt ra các câu hỏi cho chính bản thân mình để có thể tìm ra nguyên nhân của vấn đề.

 – Bạn đã lái xe nhanh như thế nào và lái xe trong bao lâu khi có vấn đề xảy ra?

 – Bạn đã làm gì khi đèn check sáng? Nó xuất hiện từ khi nào? Ngay sau khi bạn khởi động hay sau khi bạn lái xe được một thời gian?

 – Việc sửa chữa và bảo trì gần nhất là khi nào? Bạn có bỏ qua chu kỳ bảo dưỡng nào không?

 – Bạn có nhận thấy bất kì dấu hiệu nào như tiếng ồn, rò rì …?

Nhận chẩn đoán: Nếu vẫn không chắc chắn? Hãy liên hệ với chúng tôi qua SĐT 0936318444 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Hoặc hãy lưu vào sổ tay cá nhân để liên hệ khi cần thiết.