Các loại hộp số và cách thức hoạt động
Date 07/11/2024
Hộp số là bộ phận vô cùng quan trọng trên xe. Hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động sẽ giúp bạn lái xe hiệu quả hơn.
Mặc dù hộp số sàn (hay gọi là hộp số tay) vẫn không mấy cải tiến trong những năm qua nhưng hộp số tự động, hộp số bán tự động và hộp số CVT đã ngày càng phức tạp nhưng lại dễ dàng sử dụng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, các hộp số hiện đại là dễ dàng bị hư hỏng chủ yếu là do độ phức tạp của chúng. Dưới đây là những mô tả khái quát về hoạt động bên trong của mỗi loại hộp số, ưu nhược điểm của mỗi loại hộp số trên.
Hộp số sàn (hộp số tay)
Đúng như với tên gọi của nó, việc lựa chọn tỉ số truyền được thực hiện bằng tay với thao tác tách hai cặp bánh răng và lựa chọn hai cặp bánh răng khác. Hầu hết các hộp số sàn hiện đại đều có từ 5 đến 6 cấp số tiến và 1 cấp số lùi. Hộp số sàn được nối với động cơ qua bộ ly hợp. Momen từ động cơ truyền qua ly hợp tới trục vào hộp số. Tùy thuộc vào sự ăn khớp giữa các bánh răng mà tốc độ đầu ra của hộp số có thể thay đổi theo tỉ số truyền tương ứng.
Lựa chọn bánh răng
Trục đầu vào chỉ có một bánh răng gắn với trục sơ cấp (bánh răng màu xanh lá), truyền mô men từ ly hợp gắn với động cơ. Trục trung gian màu đỏ ăn khớp và quay cùng với trục sơ cấp. Hai bánh răng màu xanh dương ăn khớp nằm trên trục thứ cấp màu vàng ăn khớp và quay cùng với hai bánh răng màu đỏ trên trục trung gian. Một bánh răng màu tím trên trục thứ cấp màu vàng có thể di chuyển dọc hai bên của trục thứ cấp và ăn khớp trong với hai bánh răng xanh dương. Trục thứ cấp màu vàng sẽ không quay nếu bánh răng màu tím không ăn khớp với một trong hai bánh răng màu xanh dương. Nếu ở số “N”, bánh răng màu tím không ăn khớp với bánh răng màu xanh dương nào, tất cả các răng trừ bánh răng đều quay trừ bánh răng màu tím, trục thứ cấp không quay. Khi gạt tay số điều chỉnh bánh răng màu tím ăn khớp với một trong hai bánh răng màu xanh dương nhờ hệ thống then, rãnh hình nón trên hai bánh răng, một tỉ số truyền được thiết lập dựa trên số răng và đường kính các bánh răng. Mô men được truyền từ trục sơ cấp màu xanh sang trục trung gian màu đỏ với truyền sang trục thứ cấp màu vàng. Trục thứ cấp màu vàng chính là trục ra của hộp số.
Khi cần thay đổi tỉ số truyền, người lái thực hiện đạp bàn đạp ly hợp (bàn đạp côn) để ngắt tạm thời mô men vào trục sơ cấp, qua đó có thể di chuyển tay số một cách dễ dàng.
Bằng cách sử dụng tỉ số truyền thích hợp mà chiếc xe của bạn có thể tăng hay giảm tốc độ hoặc đổi chiều chuyển động.
Ưu điểm
– Vô cùng mạnh mẽ và có thể xử lý mô men xoắn cao
– Độ tin cậy cao và dễ dàng bảo dưỡng sửa chữa
– Liên kết vững chắc giữa động cơ với các bánh lái là ưu thế vượt trội giúp bạn có thể di chuyển trên những đoạn sườn đèo dốc bằng cách sử dụng “phanh động cơ”, nơi mà hệ thống ABS có thể hoạt động kém hiệu quả.
– Chi phí sửa chữa thấp
Nhược điểm
– Đường cong lý tưởng rất khó được tối ưu. Có thể khó sử dụng với người đã quen sử dụng hộp số tự động.
Hộp số tự động
Trong hộp số tự động, các hệ thống thủy lực được điều khiển bằng máy tính thay vì ly hợp của hộp số sàn. Tất cả những gì người lái xe phải làm là di chuyển cần gạt số từ “P” sang “N” hay “D” một cách nhẹ nhàng mà không phải thực hiện thêm một thao tác nào nữa.
Lựa chọn bánh răng
Việc lựa chọn bánh răng trong hộp số tự động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ xe, tốc độ động cơ, các chế độ hoạt động cũng như hệ thống trợ lái như kiểm soát lực kéo, kiểm soát sự ổn định, tự động phanh hay kiểm soát hành trình.
Với các điều kiện được đáp ứng cùng với sự thống nhất giữa hệ thống điều khiển động cơ và hệ thống điều khiển hộp số, dầu được bơm tới các cơ chế điều khiển bộ bánh răng và ly hợp trên cơ cấu hành tinh, thực hiện việc truyền tải.
Mô men được truyền nhờ cơ cấu chuyển đổi mô men – biến mô, gồm hai bộ phận quay tự do. Một nửa gắn với trục ra của động cơ, một nửa gắn với trục vào của hộp số. Hai nửa được đặt gần sát nhau. Bên trong chúng chứa đầy dầu, thứ có chức năng truyền mô men giữa hai nửa dựa trên cách thiết kế và lắp đặt các cánh trên hai nửa.
Trong hộp số tự động, mô men được truyền thông qua dầu. Chính nó đã làm cho hệ thống này trở nên phức tạp và rắc rối.
Ưu điểm
– Rất dễ sử dụng
– Tạo độ thoải mái cho người lái
– Hộp số tự động hiện đại tiết kiệm nhiên liệu hơn hộp số sàn
Nhược điểm
– Phức tạp và dễ bị hư hỏng, trục trặc, hiệu năng có thể không đạt yêu cầu do nhiều vấn đề, có thể không phải lỗi của chính nó
– Chi phí duy trì bảo dưỡng đắt hơn so với hộp số sàn thông thường
– Chi phí sửa chữa cao. Thay thế đôi khi còn ít chi phí hơn sửa chữa
– Không thích hợp khi sử dụng cho đoạn đường ghồ ghế, đường dốc vì không thể sử dụng phanh động cơ.
Hộp số bán tự động
Hộp số bán tự động hay còn gọi hộp số ly hợp kép là hộp số kết hợp cả truyền dẫn bằng tay kết hợp với tự động. Về cơ bản, hộp số ly hợp kép có cấu tạo tương tự như hộp số sàn, nhưng không có chân côn. Việc chuyển số được thực hiện đơn giản bằng các sử dụng bộ điều khiển ở sau vô lăng. Tuy nhiên không cần phải đạp bàn đạp ly hợp. Bộ xử lý, cảm biến, khí nén và cơ cấu chấp hành sẽ tự động chuyển số khi nhận thấy tín hiệu thay đổi.
Về cơ bản, nguyên tắc chuyển số trong hộp số ly hợp kép được sử dụng trên nhiều phương tiện xe hạng nặng từ lâu. Các thiết kế hiện đại thực hiện việc chuyển số nhanh chóng và chính xác, gần như bạn không thế nhận thấy.
Các thiết kế hộp số bán tự động có thể khác nhau giữa các hãng nhưng về cơ bản, các hộp số bán tự động đều dựa vào bộ vi xử lý để kiểm soát việc điều chỉnh thay đổi tỉ số truyền với sự trợ giúp củabộ truyền động và servo vận hành bằng điện. Lúc đầu, hộp số ly hợp thường chỉ được trang bị trên những siêu xe hạng sang vì chi phí tương đối cao, nhưng gần đây các hãng sản xuất đã sử dụng nó trên những chiếc xe hạng trung.
Hộp số ly hợp kép sử dụng hai bộ ly hợp, mỗi ly hợp đảm nhiệm việc chuyển số với các dãy bánh răng cố định. Một ly hợp điều chỉnh bánh răng số lẻ, một ly hợp điều chỉnh bánh răng số chẵn. Sự sắp xếp này không ảnh hưởng đến mô men truyền từ động cơ. Người lái thực hiện việc chuyển bánh bằng cách sử dụng cần gạt hoặc paddle nằm phía sau tay lái, nhưng không phải điều chỉnh ly hợp.
Ưu điểm
– Ít phải chuyển số, người lái được thoải mái điều khiển xe
– Ít bị tổn thất năng lượng
Nhược điểm
– Phức tạp và dễ bị hư hỏng, trục trặc. Hiệu năng có thể không đạt yêu cầu do nhiều vấn đề có thể xảy ra, đôi khi không phải vấn đề do bản thân hộp số
– Chi phí duy trì sử dụng cao
– Chi phí sữa chữa lớn, thường thay thế hộp số mới thay vì phải sửa chữa.
Hộp số vô vấp CVT
Không giống như các loại hộp số trên sử dụng các bánh răng để thay đổi tỉ số truyền mà hộp số vô cấp CVT sử dụng các dây đai bằng cao su hoặc kim loại để thay đổi tỉ số truyền. Để giữ dây đai ở trạng thái căng tối ưu nhất, hai ròng rọc sẽ điều chỉnh độ tăng giảm đường kính để vừa thay đổi tỉ số truyền, vừa đảm bảo độ căng cho dây đai.
Lựa chọn bánh răng
Vì một ròng rọc được nối với động cơ và một ròng rọc nối trục truyền động, nên hộp số CVT có thể tạo ra được vô số các tỉ số truyền. Điều này cho phép nó luôn chạy ở tốc độ hiệu quả nhất bất kể tải trọng đặt vào là bao nhiêu. Bộ cảm biến được điều khiển bằng bộ vi xử lý định lượng việc thay đổi tải bằng cách điều chỉnh đường kính hai bánh ròng rọc, tốc độ vận hành tối ưu cho động cơ có thể duy trì mà không cần bất cứ tín hiệu đầu vào từ bộ điều khiển.
Ưu điểm
– Tăng tốc liên tục, vô cấp trong phạm vi hoạt động tối ưu của động cơ
– Cung cấp khả năng vận hành thoải mái mà không gặp tình trạng chuyển số đột ngột
– Suất tiêu hao nhiên liệu giảm
– Phản ứng nhanh hơn với thay đổi điều khiển vị trí chân ga và tốc độ động cơ
– Loại bỏ tổn thất năng lượng liên quan đến bộ chuyển đổi mô men
Nhược điểm
– Không phù hợp sử dụng với địa hình xấu, gồ ghề, sườn dốc vì khả năng xử lý mô men xoắn hạn chế
– Không thể sử dụng chế độ “phanh động cơ”
Nếu bạn có câu hỏi, hãy để lại ở phần nhận xét bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng để giúp bạn trả lời những câu hỏi đó?