Sau khi đi mưa, đây là 6 bộ phận trên ô tô bạn nên kiểm tra ngay lập tức

Date 09/11/2024

Khi đi mưa, các loại bùn đất, nước bẩn sẽ khiến xe dễ bị hư hỏng nặng, do đó sẽ là một quan niệm sai lầm nếu bạn chỉ muốn rửa xe và bảo dưỡng ô tô sau khi mùa mưa đi mất.

Nhiều tài xế quan niệm mùa mưa kéo dài mà xe thì lại phải sử dụng thường xuyên nên chờ đến thời điểm nắng hạn mới bắt đầu tẩy rửa xe để tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức bỏ ra. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm và có thể khiến xe xuống cấp nhanh chóng cũng như tính mạng của người điều khiển.

1. Gầm xe

Gầm xe là một trong những bộ phân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ nước mưa, bùn đất bẩn. Mặc dù các chi tiết dưới gầm được bảo vệ bởi 1 lớp sơn chống gỉ nhưng theo thời gian lớp phủ này cũng sẽ dần biến mất do phải di chuyển liên tục, đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp với bùn, đất hoặc nước bẩn có axít.
Nếu lớp phủ này đã không còn sử dụng được, bạn hãy nhanh chóng thay thế một lớp phủ gầm mới để bảo vệ xe tốt hơn với mức chi phí bỏ ra cũng không nhiều.

2. Hệ thống phanh

Ngoài nguy cơ han rỉ mạnh, bùn đất khi lọt vào các khớp chuyển động của hệ thống treo, rô-tuyn hệ thống lái còn có thể khiến các khớp này bị kẹt, gây nên nhiều tác hại khôn lường, đơn cử như kẹt cứng phanh tay, hay phanh đĩa nhả chậm do khớp di động của yên phanh bị gỉ sét.
Để bảo vệ tính mạng của mình và những người đi cùng, chủ xe nên thực hiện việc kiểm tra cũng như có giải pháp bảo dưỡng kịp thời hệ thống phanh sau những lần đi mưa.

3. Gạt nước

Cần gạt nước là bộ phận quan trọng nhất khi đi mưa, tuy nhiên chi tiết này lại ít được quan tâm bảo dưỡng. Sau một thời gian dài hoạt động liên tục, cần gạt nước sẽ mắc phải một số lỗi thường gặp như lưỡi cao su bị bào mòn, mất khả năng đàn hồi và không thể gạt sạch nước.
Do đó, tài xế nên kiểm tra vào bảo dưỡng chi tiết này để đảm bảo khả năng quan sát khi lái xe trong thời tiết xấu. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo bạn nên thay cần gạt sau 12 – 18 tháng sử dụng để đảm bảo xe hoạt động luôn trong tình trạng tốt nhất.

4. Hệ thống dây cu-roa

Do khoang động cơ nơi chứa dây cu-roa không kín hoàn toàn nên khi di xe di chuyển trong mưa, bùn đất và nước bẩn có thể lọt vào bên trong gây nên hiện tượng trượt đai.
Không chỉ khiến xe bị yếu đi, hao xăng, tăng ga bị giật, hiện tượng này còn khiến khả năng gia tốc của xe kém và có tiếng rít bất thường từ bộ truyền động,… Nếu phát hiện dây cu-roa bị bám bùn người dùng có thể lau sạch dây đai và bánh đai bằng khăn sạch.

5. Đèn pha

Đèn pha cũng là một trong những bộ phận có thể dễ bị nước mưa xâm nhập. Do đó, nếu nhận thấy hiện tượng đèn xe bị đọng sương trong khoảng thời gian hơn 10 phút sau khi di chuyển dưới mưa, tài xế nên đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng xe gần nhất để kiểm tra.

6. Lốp xe

Lốp (vỏ) là một trong những bộ phận cấu thành nên chiếc xe, nó khá đơn giản, ít người để ý nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với tính mạng của những người trên xe.
Khi di chuyển dưới mưa đường sẽ trơn trượt hơn là thời tiết khô ráo, do đó nếu di chuyển bằng một chiếc lốp quá mòn sẽ tăng nguy cơ nguy hiểm. Chính vì vậy, người lái nên kiểm tra lốp xe thường xuyên, tốt nhất là vào đầu mùa mưa.